08/10/2007 07:54 1100
Kaizen & Bơi ếch (1)
Bài 1: Hiểu biết về Kaizen


a) Khái niệm:

Kaizen là một trong các triết lý quản lý của người Nhật. Kaizen được ghép từ Kai = "Thay đổi" và Zen = "Tốt hơn". Kaizen nghĩa là "Thay đổi để tốt hơn" hay "Cải tiến liên tục".

Cốt lõi của Kaizen được gói gọn trong nguyên tắc 5S, năm từ tiếng Nhật bắt đầu bằng chữ S:

+ Seiri là Sàng lọc (Sort) nhằm loại bỏ tất cả cái gì không cần thiết ra khỏi cuộc sống, công việc ...;
+ Seiton là Sắp xếp (Simplify) để cái gì cũng có thể dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ trả lại;
+ Seiso là Sạch sẽ (Shine) tạo điều kiện cho Seiri (Sàng lọc) và Seiton (Sắp xếp);
+ Seiketsu là Săn sóc (Standardize). Thực chất là "Tiêu chuẩn hoá", là chuyên sâu hơn những gì đã đạt được ở 3 bước trên;
+ Shitsuke là Sẵn sàng (Sustain): Duy trì cải tiến, duy trì thói quen tốt đạt được.

Người Nhật áp dụng Kaizen để loại trừ:

+ Muda - Sự lãng phí thời gian, thao tác, không gian, nguyên vật liệu, tiền bạc ...;
+ Muri - Sự bất hợp lý gây căng thẳng, stress ...;
+ Mura - Sự mất đồng bộ, kiểu người xây, kẻ phá; trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Khác với "Đổi mới" (có tính đột phá), Kaizen là hoạt động "Cải tiến liên tục" diễn ra hàng ngày chỉ với nguyên tắc rất đơn giản là làm thế nào để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm, qua dù chỉ một chút: "Do the same thing better". Kaizen được triển khai trên cơ sở vòng lặp xoáy ốc: P (Plan) - D (Do) - C (Check) - A (Act) - P (Plan) - D (Do) - C (Check) - A (Act) -...

b) Ứng dụng:

Kaizen lúc đầu được áp dụng ở Hãng xe hơi Toyota (Japan) nhằm nâng cao năng lực sản xuất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận thông qua việc giảm thiểu thao tác thừa, kho tàng, lượng sản phẩm tồn đọng, chi phí vận chuyển, số lượng phế phẩm ...

Sau thành công của Toyota, Kaizen và nguyên tắc 5S đã được nhiều nước trên thế giới học tập và vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngày nay, mọi tổ chức, đoàn thể, gia đình và ngay cả các cá nhân cũng có thể áp dụng Kaizen - 5S để giảm thiểu lãng phí thời gian tiền bạc, công sức, giảm thiểu những quyết định, lựa chọn bất hợp lý gây căng thẳng, mất đồng bộ để cuộc sống nhẹ nhàng, hiệu quả, thành đạt và hạnh phúc hơn.

Chỉ cần thống kê xem một ngày bạn lãng phí bao nhiêu thời gian và tự chuốc lấy bao nỗi bực dọc khi phải tìm một cuốn sách, cây bút bi, đôi giày, chiếc ví, máy di động, chùm chìa khoá, tập tài liệu ... mà bạn đã quăng vào đâu đó lúc trước, bạn sẽ thấy cuộc đời mình thật vô nghĩa, thật phí hoài vì những điều không đáng có.

Kaizen sẽ giúp giải phóng ngôi nhà bạn khỏi những vật dụng "hầm bà làng", "bỏ thì thương, vương thì tội" như đồ gỗ, đồ điện hỏng, quần áo cũ, chai lọ, túi ni lông, hộp carton ... Không gian sống của bạn sẽ rộng hơn, thoáng hơn và biết đâu những thứ "hầm bà làng" của bạn lại trở thành vật hữu ích cho nhiều người khác?

Kaizen sẽ giúp bạn sử dụng thời gian, tiền bạc và sức mạnh nội tại của bạn cũng như của gia đình bạn hiệu quả hơn, làm cho cuộc sống của bạn và gia đình bạn đơn giản hơn, ngăn nắp hơn, hợp lý hơn, hạnh phúc hơn... Biết bao lợi ích mà Kaizen có thể mang lại.

Tuy vậy, liệu có thể áp dụng Kaizen để nâng cao kỹ xảo bơi ếch? 

(Còn tiếp)



NẾU BẠN (DỞ HƠI) CHƯA BIẾT BƠI NHƯNG...
  • Sợ nước còn hơn sợ uống thuốc;
  • Eo hẹp thời gian hơn cả quan;
  • Muốn ăn chơi lại sợ mưa rơi;
  • "Không có thày, đố mày học bơi";
  • Ngại là hổ làm chuyện của thỏ;
  • Muốn tự học mà không sách đọc;
  • Học mãi mà vẫn thấy rất hãi;
  • ...
  • Sao bạn không:

    "ÚM BA LA CÁ ƠI GIÚP TA"???



 
© E-Bơi 

Chia sẻ:

Bài viết khác

"Bơi ếch Tớ" Pro

  • 24/09/2007 16:44
  • 1343

Ếch có thể lặn và bơi rất lâu không lấy cần hơi, vì thế ếch tớ cũng học theo và úp mặt bơi hai, ba nhịp mới nhô lên thở vào một lần. Trong khi bơi úp mặt, tớ thả lỏng gáy, đầu úp xuống tạo với lưng thành một đường thẳng song song với mặt nước, cơ thể không cần nhô lên hụp xuống liên tục. Như  vậy lực cản sẽ nhỏ, bơi nhanh mà rất nhẹ nhàng và dễ chịu hơn là nhô lên hụp xuống liên tục...