Ở trên cạn, ta thường thở ra thở vào bằng mũi, nhưng khi bơi (khi chuyển sang tồn tại trong một môi trường hoàn toàn khác) thì phải có cách thở thích hợp khác. Vì ta không thể lấy oxy từ nước như cá nên, nên ta chỉ có thể nín thở hoặc thở ra khi ở dưới nước chứ không thể thở vào. Thở vào là sặc!
Muốn hình thành một thói quen thở mới, trong một môi trường mới, ta phải luyện tập. Với các bài tập đơn giản, dụng cụ đơn giản như E-Bơi đang áp dụng, bất cứ trường học nào từ mầm non – mẫu giáo tới tiểu học hay cao hơn trong hệ thống giáo dục của cả nước đều có thể áp dụng cho học sinh của mình.
Phòng tránh sặc và hoảng loạn là bước thoát hiểm đầu tiên
Nếu chẳng may bị rơi xuống nước mà lại không biết bơi, bước quan trọng đầu tiên để bạn giữ được mạng sống của mình là ngậm miệng, nhắm mắt, bịt mũi nín thở trong giây lát để các cơ quan giác quan này không tiếp nhận, trải nghiệm những thông tin, cảm giác dễ làm bạn choáng, sốc, hoảng loạn. Bị sặc nước rất nguy hiểm, vì khí quản sẽ co thắt đóng đường thở tránh cho nước lọt vào phổi. Nếu sặc nước lâu, cơ thể thiếu oxy, não sẽ là nơi bị hủy hoạt đầu tiên, thế là chết đuối/đuối nước.
Liệu những lớp học như thế này cần đầu tư nhiều tiền bạc, thời gian, giáo viên chuyên về bơi lội?
Liệu những lớp học như thế này có thể tổ chức được ở vùng sâu vùng xa, nơi điều kiện sống rất khó khăn, thiếu thốn?
Không biết ai đã nói câu này: "Khi muốn làm gì đó bạn sẽ tìm ra cách. Còn khi không muốn, bạn sẽ đưa ra lời biện hộ".
NẾU BẠN (DỞ HƠI) CHƯA BIẾT BƠI NHƯNG...
- Sợ nước còn hơn sợ uống thuốc;
- Eo hẹp thời gian hơn cả quan;
Muốn ăn chơi lại sợ mưa rơi; "Không có thày, đố mày học bơi"; Ngại là hổ làm chuyện của thỏ; - Muốn tự học mà không sách đọc;
- Học mãi mà vẫn thấy rất hãi;
- ...
Sao bạn không: "ÚM BA LA CÁ ƠI GIÚP TA"???
|