13/12/2009 07:48 2688
Hô hấp nhân tạo (1)

Nhiều khi, nạn nhân tuy đã được cứu ra khỏi nước, nhưng vẫn bị thiệt mạng, phần lớn là do một trong hai nguyên nhân sau:
  • Nạn nhân uống nước quá nhiều hoặc ngưng thở quá lâu nhưng không được hồi sức cấp cứu kịp thời;

  • Người cứu hộ xử lý quá chậm hoặc xử lý không đúng các thao tác kỹ thuật hồi sức để tái lập lại sự sống.

Nên nhớ, thời gian và tốc độ xử lý cấo cứu người chết đuối phải được tính từng phút:

  • Phút thứ nhất: Nạn nhân bị mất thở;

  • Phút thứ hai - ba: Nạn nhân thở dưới nước;

  • Phút thứ tư: Nạn nhân bị mất cảm giác và tim ngừng đập;

  • Phút thứ năm - bảy: Nạn nhân chết lâm sàn, nhưng vẫn còn hy vọng cứu sống;

  • Phút thứ tám - mười lăm: Nạn nhân chết hẳn, hết hy vọng cứu sống.





Vì vậy, người cứu hộ phải hết sức khấn trương cấp cứu và hồi phục nạn nhân trong khoảng 5-7 phút trở lại (kể từ lúc nạn nhân ngưng thở) bằngcác phương pháp HÔ HẤP NHÂN TẠO phù hợp, để ứng phó trong những trường hợp cần thiết.

Có nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo, nhưng không cần phải thực hiện tất cả. Chỉ nên chọn một phương pháp nào mà ta cảm thấy là đưa đến hiệu quả cao nhất và phù hợp nhất.

Đôi khi ta còn phải hô hấp nhân tạo ngay khi tiếp xúc với nạn nhân giữa dòng nước, kẻo nếu không, khi kéo được nạn nhân vào đên bờ thì đã muộn.
 
Xốc nước nhanh

Việc đầu tiên phải làm để hồi sức là xốc nước nhanh cho nạn nhân (không quá 10s) bằng cách để cả người nạn nhân vắt qua vai người cứu hộ (phần bụng của nạn nhân đè lên vai người cứu hộ). Nên kết hợp vừa xốc nước vừa chạy tới chỗ bằng phẳng để đặt nạn nhân nằm xuống.

Ví dụ. khi ở ngoài biển, nếu đã dìu được nạn nhân vào đến chỗ nước nông (khoảng ngang đầu gối) là vác ngay nạn nhân lên vai để vừa xốc nước vừa chạy tiếp lên đến bờ.

Tiếp đó là nới rộng hay cởi bỏ áo để tránh làm nghẹt cơ quan hô hấp; cạy miệng nạn nhân, lấy khăn sạch móc hết đờm dãi và những chất dơ đang có trong miệng, rồi tiến hành hô hấp nhân tạo.  
 


 


CÁC PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO

Phương pháp Sylvester:

Phương pháp này do ông Sylvester nghĩ ra và hướng dẫn cho các CẤP CỨUVIÊN cùng thời. Được bác sĩ Marshall Hall đề nghị phổ biến và sử dụng rộng rãi vào năm 1856.

Cách làm như sau:
  • Nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
  • Nâng cao vai nạn nhân (bằng gối hay mền cuộn tròn)
  • Đầu nạn nhân hơi ngửa về phía sau, cằm hướng lên trên.
  • Cấp cứu viên quỳ gối phía trước đầu nạn nhân, nắm chặt hai cổ tay nạn nhân.





a. THỞ RA:

Đặt 2 cánh tay của nạn nhân gập lại đặt lên trên giữa ngực. Cấp cứu viên nhấn mạnh thật thẳng xuống xương sườn để ép phổi tống không khí ra ngoài.

b. HÍT VÀO:

Cấp cứu viên ngả người ra sau đến khi mông ngồi lên gót chân, đồng thời kéo bẹt 2 tay nạn nhân ra cho đến khi chấm đất. Động tác này nâng cao các xương sườn lên, làm cho không khí đi vào phổi. Làm khoảng từ 15 đến 20 lần trong một phút.

Chú ý: Phương pháp này áp dụng cho các bà đang có bầu hay người đang bị vết thương nơi bụng.

Phương pháp Schaeffer:

Do Giáo sư, bác sĩ E. Charpey Schaeffer của Đại học đường Edinburhg nghĩ ra năm 1903. Phương pháp này hiệu quả hơn phương pháp trước, tương đối giản dị và ít mệt nhọc.

Cách làm như sau:

  1. Đặt nạn nhân nằm sấp trên một tấm ván, phiến đá phẳng, trên một ghế dài (miễn sao bằng phẳng và chắc chắn là được), tay đưa lên phía đầu, mặt ngoảnh về một bên;

  2. Chèn giữa hai hàm răng một miếng nút chai hay một miếng gỗ nhỏ có buộc dây, cốt để giữ thông đường thở trong suốt quá trình cấp cứu. Dây là để đề phòng lúc nạn nhân tỉnh lại, có thể nuốt vật chèn răng này;
  3. Cấp cứu viên quỳ phía sau nạn nhân, hai đầu gối tì xuống đất, hoặc ngồi nhẹ lên bắp chân nạn nhân (trong trường hợp nạn nhân nằm trên ghế) và đặt 2 bàn tay xòe trên lưng nạn nhân, phía trên khung xương chậu, hai ngón tay cái có thể giáp nhau, các ngón tay khác áp chặt vào hai bên sườn của nạn nhân, phía dưới các xương sườn cụt một chút, đừng để tay tì lên gan;

  4. Nhô người lên, hai tay tì mạnh lên lưng nạn nhân, với sức nặng của thân mình và đếm nhẩm trong 2 giây. Cử động này có mục đích ép bụng nạn nhân, làm cho hoành cách mô bị đẩy mạnh lên cao, ép buồng phổi lại, tống khí độc ra ngoài. Đếm xong lại từ từ trở lại tư thế đầu. Khi buông ra, hoành cách mô hạ xuống, phổi nới rộng, khí trong lành tràn vào. Cứ tiếp tục như trên (từ 15 đến 20 lần trong một phút) cho phù hợp với nhịp thở bình thường của mình (THỞ RA ấn xuống, HÍT VÀO ngả người ra sau);

  5. Khi nạn nhân đã dần dần hồi tỉnh, đã thoi thóp thở, vẫn phải tiếp tục cấp cứu. Nhưng phải để ý, khi nạn nhân hít vào, phải nhấc hẳn tay ra để nạn nhân thở dễ dàng.
     

 


E-Bơi sưu tầm


Chia sẻ: