06/05/2009 19:50 2262
Thư gửi PTTg Nguyễn Thiện Nhân (Vừng ơi lần 1)
 
LIÊN HỆ VỚI LÃNH ĐẠO CẤP CAO (LẦN 1)
 
Mới đây E-Bơi đã gửi thư cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ông Đào Trọng Thi Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng Quốc Hội khoá 12 và một số lãnh đạo các bộ các ngành, đề xuất một giải pháp tổng thể phòng chống tai nạn sông nước không chỉ cho trẻ em lứa tuổi học sinh mà cho tất cả mọi người. Sau đây là một đoạn trích từ lá thư đó.

...

Với mong muốn hỗ trợ Chương trình Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em của Việt Nam và Unicef trong “Dự án tuyên truyền vận động giáo dục công chúng phòng chống tai nạn thương tích trẻ em” giai đoạn 2006-2010, từ đầu năm 2009, Pi C&E đã triển khai Dự án "Phòng chống tai nạn sông nước cho học sinh với E-Bơi” (viết tắt là Dự án Em Bơi hay E-Bơi), giúp trẻ em lứa tuổi học sinh từ trung học phổ thông trở lên trang bị kiến thức cơ bản về bơi lội, biết cách ứng phó với tai nạn sông nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Dự án, khi:

- Tìm hiểu thực trạng tai nạn sông nước Việt Nam;
- Phân tích ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng chống tai nạn sông nước hiện đang được áp dụng;
- Tìm hiểu kinh nghiệm phòng chống tai nạn sông nước (chủ yếu là phòng chống chết đuối) của các nước như Anh, Mỹ, …;
- Nghe ý kiến đóng góp của Cục Bảo vệ & Chăm sóc trẻ em, của Unicef đối với các sản phẩm, giải pháp của E-Bơi,

Pi C&E thấy cần có một giải pháp tổng thể mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề tai nạn sông nước (chủ yếu là chết đuối) không chỉ cho các em học sinh mà còn cho mọi lứa tuổi, cụ thể là:

1. Hướng dẫn các bậc cha mẹ tập cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi làm quen với nước ðể ðánh thức phản xạ lặn (diving reflex) bẩm sinh của trẻ, từ đó luyện cho trẻ kỹ năng bơi lội tự cứu (self-secure swimming) khi rơi xuống nước. Việc này rất mới đối với Việt Nam, nhưng rất đơn giản và đã được thực hiện thành công ở nước ngoài từ lâu. Khó khăn của Việt Nam hiện nay là thiếu bể bơi và điều kiện kỹ thuật, nhân lực tương ứng. Tuy nhiên, nếu từng gia đình chủ động tìm cách giải quyết thì phương pháp này vẫn có thể áp dụng được.

Hiện đã có một số gia đình ở Việt Nam cho trẻ nhỏ học bơi theo phương pháp này. Chuyên mục E-Bơi  tại website của Pi C&E (www.pi-company.com.vn) đang cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung này.

Chỉ như vậy, việc học bơi  và dạy bơi mới được xã hội hoá đến từng gia đình, giảm áp lực cho Nhà nước;

2. Giáo dục phổ cập cho trẻ em (lứa tuổi học sinh) các kiến thức cơ bản về sông nước, về bơi lội, về khả năng phòng chống chết đuối bẩm sinh của con người… giúp các em ứng xử khôn ngoan với tai nạn sông nước để có thể bảo toàn tính mạng, ngay cả khi chưa biết bơi. Các kiến thức này có thể học ngay trên cạn, không cần xuống nước, và hiện đã được E-Bơi chuyển tải trong cuốn truyện có tranh minh hoạ: “Học bơi ở nhà với bác Tao Táo To" - sản phẩm của E-Bơi, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 185/2009/QTG do Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp.

Bằng cách này, áp lực về hạ tầng cơ sở và nhân lực cho việc dạy và học bơi dưới nước sẽ giảm;

3. Giúp mọi người nắm được“E-Bơi Kỹ thuật phòng chống chết đuối cho người không biết bơi” - sản phẩm của E-Bơi, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 737/2009/QTG do Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp.

Về mặt thực hành, Kỹ thuật E-Bơi gần giống “Kỹ thuật sống sót - Survival Technics” do GS. Fred Lanoue của Học việc Công nghệ Georgia (Mỹ) đề xuất, được Hải Quân Mỹ áp dụng trong Thế chiến 2. Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản là GS. Fred Lanoue hướng dẫn học dưới nước, còn E-Bơi hướng dẫn học trên cạn, để áp dụng vào những trường hợp khẩn cấp.

Bằng cách này, áp lực về hạ tầng cơ sở và nhân lực cho việc dạy và học bơi dưới nước cũng sẽ giảm.

Pi C&E tin tưởng rằng giải pháp nêu trên sẽ giúp cho Chương trình phòng chống tai nạn sông nước của Việt Nam và Unicef hoạt động hiệu quả hơn trong tình hình hiện nay. Pi C&E rất mong Phó Thủ tướng, Unicef và các đồng chí lãnh đạo các UB, Bộ, Cục liên quan xem xét và tạo điều kiện để giải pháp và sản phẩm của E-Bơi tới tay các em học sinh và nhiều người khác góp phần giảm thiểu tai nạn sông nước ở Việt Nam. 

Trân trọng cảm ơn,"

E-Bơi hy vọng rằng cách tiếp cận của E-Bơi sẽ được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo các bộ ngành liên quan chấp thuận và tạo điều kiện cho E-Bơi triển khai trên diện rộng, góp phần giảm tai nạn sông nước ở Việt Nam.

Các bạn nghĩ thế nào?
 
Giải pháp của E-Bơi có khả thi?

©E-Bơi
 
Liệu giải pháp của E-Bơi có được chấp thuận? 
 
KẾT QUẢ VỪNG ƠI LẦN 1
 
Vừng im thin thít, không thèm hồi âm! Bật mí, bác PTT kiêm BT này xưa học với mình cùng Magdeburg, CHDC Đức. Bác ấy học một trường, mình học một trường khác. Cuối tuần thường đá bóng với nhau. Giờ bác ấy làm to nên khó tiếp cận, dù mình chả xin cái gì cho mình cả! 
 

 
 
 
 



AN TOÀN ĐUỐI NƯỚC & BƠI LỘI 
  • Cần phổ cập rộng khắp Gói 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
  • Cần nhận thức rằng biết bơi không đảm bảo an toàn đuối nước vì thế, thay vì học bơi nên  học 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
  • Học Phòng chống đuối nước là việc đơn giản, không tốn kém như học bơi, gia đình nào cũng có thể tự thực hiện, không phụ thuộc vào người khác, không trở thành gánh nặng cho xã hội; 
  • "Để trẻ em không còn đuối nước", các bộ ngành liên quan cần thay đổi cách làm. Nếu vẫn cứ lấy học bơi (ếch) là trọng tâm thì bức tranh đuối nước của Việt Nam sẽ vẫn u ám dài dài;
  • Phải học PCĐN vì TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH
  • NGUYÊN TẮC THOÁT ĐUỐI TỐI ƯU: CHỦ ĐỘNG TRÁNH XA CÁC  TÌNH THẾ NGUY HIỂM  
 
 

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Bài viết khác

E-Bơi dự họp tổng kết 2008 ...

E-Bơi dự họp tổng kết 2008 ...

  • 16/03/2009 19:43
  • 947

Vừng ơi mở cửa... là những cố gắng của E-Bơi tác động tới Hệ thống quản lý Nhà nước với mong muốn thay đổi cách tiếp cận truyền thống, cho rằng cần dạy trẻ học bơi để phòng chống đuối nước. Trẻ được học bơi là tốt, song trong điều kiện hiện nay, việc đưa bơi lội vào trường khó khả thi. Thay vì học bơi ếch, bơi trườn sấp, trường học có thể dạy trẻ 10 Biết trong Phòng chống đuối nước, bao gồm cả Bơi tự cứu Dịch cân kinh mà E-Bơi đã bao năm đề nghị.