16/11/2011 06:34 2659


Mặc dù đề xuất đưa Phòng chống đuối nước và Bơi tự cứu vào trường học năm 2009 không được PTT Nguyễn Thiện Nhân hồi âm, E-Bơi vẫn tiếp tục tìm cách vượt khó, tìm cách đơn giản hóa việc học bơi cho các vùng sâu xa, kinh tế khó khăn. Sau 2 năm nỗ lực, 11/2011, E-Bơi khởi động Đế án "Đưa bơi lội vào trường học" bằng việc sử dựng "Bể dạy bơi Mini dành cho trường học". 
 
Gọi là Bể dạy bơi là vì bể này được thiết kế với kích thước chuyên dùng để dạy bơi không phải để kinh doanh hoặc thi đấu. Việc tập trung vào dạy bơi làm cho cho chi phí xây dựng và vận hành "Bể dạy bơi Mini dành cho trường học" chỉ bằng ~ 20% chi phí xây dựng và vận hành của một bể bơi thông thường, trong khi hiệu quả dạy bơi ngang bằng hoặc có thể cao hơn. 

Thực chất của "Đưa bơi lội vào trường học" không dừng lại ở việc việc dạy - học bơi, mà còn là cung cấp kiến thức và kỹ năng phòng chống chết đuối cho học sinh. E-Bơi cho rằng, đối với học sinh, việc phòng chống, nhận biết nguy cơ tai nạn sông nước còn quan trọng hơn việc học bơi.
 
 


Một cái bể plastic chỉ có giá vài chục triệu VND - Video Clip từ YouTube

Để thực hiện Đề án, E-Bơi đã gửi phác thảo việc xây bể bơi mini cùng một số tài liệu bơi lội, giáo dục phòng chống chết đuối khác tới các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, bao gồm:  

Ở Trung ương:

1 - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc Hội;
2 - Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội;
3 - Cục Bảo vệ & Chăm sóc Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH);
4 - Bộ Giáo dục & Đào Tạo;
5 - Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT); 
6 - Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch; 
7 - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
8 - Hội Nông dân Việt Nam;
9 - Trung ương Đoàn TN CS HCM;
10 - Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam;
11 - ....  
 
Ở Địa phương:

1 - Ủy Ban nhân dân tỉnh/thành phố;
2 - Sở Lao động - Thương binh - Xã hộí;
3 - Sở Giáo dục - Đào tạo;
4 - Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch;
5 - Hội Liên hiệp Phụ nữ;
6 - Hội Nông dân;
7 - Tỉnh Đoàn/Thành Đoàn.   

(Mỗi địa phương 7 thư)

Tới 02/12/2011, ngoài các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, E-Bơi đã gửi thư cho:

1 - Tp. Hà Nội;
2 - Đồng Tháp;
3 - Thừa Thiên Huế;
4 - Thanh Hóa;
5 - Quảng Bình;
6 - Tp. Hồ Chí Minh;
7 - Hải Dương;
8 - Nghệ An;
9 - Long An;
10 - Hà Tĩnh;
11 - Bình Phước;
12 - Cần Thơ; 
13 - Quảng Nam; 
14 - Đà Nẵng; 
15 - Quảng Ngãi;
16 - Phú Yên;
17 - Bình Định;
18 - Đồng Nai;
19 - Nam Định
20 - ...  

Hãy tính thử xem cho tới nay E-Bơi đã gửi bao thư? Hơn 100 chiếc là chắc.          

Dưới đây là nội dung thư của Pi C&E:
Hà Nội, ngày.................tháng 11 năm 2011

V/V: Đưa giáo dục phòng chống chết đuối 
và bơi lội vào trường học
  
Kính gửi:..............................................................

Công ty Pi C&E xin gửi tới..................................lời chào trân trọng.

Là một công ty có 5 năm hoạt động trong lĩnh vực bơi lội và phòng chống chết đuối, với mong muốn góp phần giảm thiểu số trẻ em bị chết đuối hàng năm của Việt Nam nói chung và của.........................nói riêng, Pi C&E xin giới thiệu với ...................:....................

   • Đề xuất xây và sử dụng “Bể dạy bơi Mini dành cho trường học”;
   • "Sổ tay Kỹ thuật bơi tự cứu";
   • “Để phòng chết đuối bạn ơi” (Thơ lục bát phổ biến kiến thức phòng chống chết đuối). 
   • Trang web www.eboi.vn chuyên phổ biên kiến thức phòng chống chết đuối, kỹ năng bơi lội.

Đây là những tài liệu có thể giúp các trường học (hệ phổ thông) cũng như các địa phương chủ động tìm phương án xây dựng bể bơi, tổ chức dạy bơi và phổ biến kiến thức phòng chống chết đuối cho học sinh, thanh thiếu niên, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Nhà nước - Đưa bơi lội thành môn học bắt buộc trong trường học và giảm thiểu tai nạn sông nước.

Pi C&E rất mong được.......................................quan tâm tạo điểu kiện để các tài liệu của Pi C&E được sử dụng trong trường học và trong cuộc sống hàng ngày của học sinh, thanh, thiếu niên, nhi đồng của .......................“Để trẻ em không còn bị chết đuối”.
 
Trân trọng,
--------------------------------------------------------------------------------

Hy vọng các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương cũng như ở địa phương quan tâm nghiên cứu để có thể "Đưa bơi lội vào trường học" - "Để trẻ em không còn bị chết đuối". 
 
 KẾT QUẢ VỪNG ƠI LẦN 2
 
Thật đáng buồn là không có Vừng nào mở cửa, từ Vừng cấp trên cho tới Vừng cấp dưới. Tất cả im thít!
 
 
 
 



AN TOÀN ĐUỐI NƯỚC & BƠI LỘI 
  • Cần phổ cập rộng khắp Gói 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
  • Cần nhận thức rằng biết bơi không đảm bảo an toàn đuối nước vì thế, thay vì học bơi nên  học 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
  • Học Phòng chống đuối nước là việc đơn giản, không tốn kém như học bơi, gia đình nào cũng có thể tự thực hiện, không phụ thuộc vào người khác, không trở thành gánh nặng cho xã hội; 
  • "Để trẻ em không còn đuối nước", các bộ ngành liên quan cần thay đổi cách làm. Nếu vẫn cứ lấy học bơi (ếch) là trọng tâm thì bức tranh đuối nước của Việt Nam sẽ vẫn u ám dài dài;
  • Phải học PCĐN vì TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH
  • NGUYÊN TẮC THOÁT ĐUỐI TỐI ƯU: CHỦ ĐỘNG TRÁNH XA CÁC  TÌNH THẾ NGUY HIỂM  
 
 

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Bài viết khác

WCDP - Hội nghị quốc tế PCCĐ ngày 4

WCDP - Hội nghị quốc tế PCCĐ ngày 4

  • 13/05/2011 22:40
  • 1060

Vừng ơi mở cửa... là những cố gắng của E-Bơi tác động tới Hệ thống quản lý Nhà nước với mong muốn thay đổi cách tiếp cận truyền thống, cho rằng cần dạy trẻ học bơi để phòng chống đuối nước. Trẻ được học bơi là tốt, song trong điều kiện hiện nay, việc đưa bơi lội vào trường khó khả thi. Thay vì học bơi ếch, bơi trườn sấp, trường học có thể dạy trẻ 10 Biết trong Phòng chống đuối nước, bao gồm cả Bơi tự cứu Dịch cân kinh mà E-Bơi đã bao năm đề nghị.