14/06/2017 00:00 1656
Thư gửi lãnh đạo NN VN (Vừng ơi lần 3)
Năm 2009, E-Bơi đã một lần Vừng ơi mở cửa, gửi thư tới Phó TTg Nguyễn Thiện Nhân, lúc đó đang kiêm cả Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo và một số lãnh đạo Nhà nước, để xuất việc đưa Phòng chống đuối nước và Bơi tự cứu vào phổ cập trong trường học. Tiếc là E-Bơi không được hồi âm. 11/2011, E-Bơi lại có để xuất "Đưa bơi lội vào trường học" gửi tới các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội và cũng không được hồi âm. 
 
Sau 8 năm "lăn lộn bơi trường" kể từ năm lần gửi thư cho PTTg Nguyễn Thiện Nhân năm 2009, E-Bơi thấy nếu Phòng chống đuối nước và Bơi tự cứu không được phổ cập trong trường học và nếu không có biện pháp đột phá gì khác ngoài việc dạy bơi như từ trước tới nay, thì khó có thể giải quyết tình trạng đuối nước cao của trẻ em Việt Nam. Chính vì thế, E-Bơi lại mạnh dạn gửi thư lần thứ 3 cho nhiều lãnh đạo cao cấp của Nhà nước Việt Nam nhắc lại đề nghị này một lần nữa     
 
Dưới đây là trích đoạn nội dung bức thư: 
 
 
Hà Nội 14/6/2017
 
Kính gửi: .............
                .............  
                .............  
                .............  
 
........
..........
......
 
"Được biết, trong nhiều năm qua, Chính phủ đã cố gắng phổ cập bơi lội trong trường học. Tuy nhiên do có khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhân vật lực (bể bơi, mặt bằng, điện nước, hóa chất, giáo viên, tài liệu…) nên việc này không khả thi cho tới nay. Hậu quả là hàng năm, số trẻ bị đuối nước của nước ta vẫn thuộc hàng cao nhất của khu vực (~ trên 3000 em).
 
Với mong muốn “Cho một Việt Nam không còn trẻ bị đuối nước”, năm 2009, E-Bơi đã phát triển một kiểu bơi phòng chống đuối nước mới, đơn giản, dễ tập, đặt tên là "Kỹ thuật Bơi tự cứu" (Cục Bản Quyền Bộ VH-TT-DL cấp Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả số 4133/2009/QTG).
 
Năm 2010, với sự tài trợ của Tổ chức viện trợ nhân đạo, Ủy ban châu Âu (Humanitarian Aid – European Commission), 10.000 cuốn sổ “Kỹ thuật Bơi tự cứu” đã được in và phát miễn phí tại Lào Cai và Kontum trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai cho cộng đồng vùng cao Việt Nam” (Xin xem cuốn sổ gửi kèm).  
  
 
 
 
 
 Để áp dụng rộng khắp kiểu bơi này, từ 2009 cho tới nay, E-Bơi cố gắng hoàn thiện nó khi dạy phòng chống đuối nước và bơi lội cho trẻ nhỏ ở mọi vùng miền của đất nươc. Kết quả là phương pháp “Bơi tự cứu Dịch cân kinh” dành cho đối tượng từ 5 tuổi trở lên ra đời (xin xem cuốn sách gửi kèm) với các ưu điểm vượt trội so với cách dạy bơi truyền thống:
 
  • Đơn giản, dễ tập vì chỉ là hít thở và vẩy tay nhô lên, hụp xuống trong nước như động tác vẩy tay thể dục “Dịch cân kinh” mà người cao tuổi hay tập;
  • 80% động tác có thể tập và lắp ghép trên cạn với các thiết bị dụng cụ đơn giản như chậu nước, thùng phi, bể mini nên chỉ cần xuống bể bơi, ao hồ 2-4 buổi là bơi được. Nếu chưa thể xuống nước, người tập cũng biết cách kiểm soát hơi thở, biết cách ứng phó với tai nạn sông nước; 
  • Bố mẹ, người lớn dù chưa biết bơi vẫn có thể tự tập và dạy trẻ nhỏ bơi nhờ hướng dẫn của cuốn sách “Bơi tự cứu Dịch cân kinh”;
  • Bể tập bơi không cần to, sâu, nhiều nước, tốn chi phí như trước. Các cá nhân, gia đình có thể luyện tập với các vật dụng dễ kiếm như ca, cốc, chậu nước, vòi sen, bồn tắm, bể bơi mini, bể plastic nhỏ, thùng phi vài trăm lít nước bán sẵn trên thị trường. Các trường đông học sinh có thể tập trên cạn trước rồi xuống nước với bể plastic (thể tích từ vài m3 nước tới 20-30m3 nước, giá tầm từ vài triệu tới 20-30 triệu vnđ). Mỗi học sinh chỉ cần 1-1,5m2 mặt nước với chiều sâu nước ~ 1m là tập rất tốt.  
 
 
4 HỢP PHẦN CỦA GÓI 10 BIẾT 
(Mời bấm vào các mục bên dưới) 
 
 
 
SÁCH THAM KHẢO
 
 
 
 
 
 
 
 
 

MÃ VÀ CÚ PHÁP TẢI NHẠC CHỜ

Bài: Thủ thỉ thù thì

Ca sĩ: Thiếu nhi  

 

Mạng

Cú pháp

Mobifone

63612614

CHON 63612614 gửi 9224

Vinaphone

8020329

Tai 8020329 gửi 9194

Viettel

5721949

BH 5721949 gửi 1221

 
 
 
 
Với những ưu điểm trên, E-Bơi tin tưởng rằng nếu “Bơi tự cứu Dịch cân kinh” được dạy trong hệ thống tiểu học, trung học cơ sở và triển khai trong toàn xã hội, số trẻ bị đuối nước của Việt Nam sẽ giảm nhanh chóng. 
 
E-Bơi rất mong được Chính phủ và các bộ ngành liên quan: 
 
  1. Quan tâm, xem xét chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của việc phổ cập Bơi tự cứu Dịch cân kinh trong hệ thống tiểu học và trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục thể chất;  
  2. Tạo điều kiện cho E-Bơi gặp gỡ các bộ ngành liên quan để trình bày về giải pháp và tính khả thi của nó cũng như khả năng hỗ trợ của E-Bơi trong việc cung cấp tài liệu, tập huấn giáo viên và tổ chức thực hiện đề xuất;
  3. Cân nhắc và quyết định việc phổ cập Bơi tự cứu Dịch cân kinh trong hệ thống tiểu học và trung học cơ sở trên cơ sở những đánh giá thu được.
Xin trân trọng cảm ơn.
 
 
PHẦN MINH HỌA KHÔNG THUỘC NỘI DUNG THƯ 
 
Bạn Sóc năm nay, sau hè này (2018), sẽ lên lớp 2. Bố mẹ bạn ấy bảo, bạn ấy học bơi từ mẫu giáo, tốn cả chục triệu đồng cho học bơi mà vẫn không bơi được. Hè này, bạn ấy theo dì vào chơi dài ngày trong Đà Nẵng và bạn ấy được dì tập cho theo kiểu của E-Bơi. Kết quả là sau 3 ngày tập bạn đấy đã "đánh võng" ở dưới nước và không muốn lên. Quan trọng là tập đúng phương pháp. Học không đúng phương pháp - Đời luôn đầy bão táp. Sao phải tốn tiền triệu đi học bơi nhỉ?
 
 

 
Dì bạn ấy kể, những năm trước, các thầy cô dạy bơi cứ bảo bạn ấy phải quạt tay thế này, đạp chân thế kia mà bạn ấy thở còn chưa biết thở nên cuống quá chả tập được. Năm nay, dì bạn ấy cho tập thở, tập nhô lên hụp xuống và bơi tự cứu như E-Bơi vẫn làm, thế là ngon luôn.       
 
Dì bạn ấy, tức là mẹ của bạn Gấu, một "sinh viên" của E-Bơi. từ năm lớp 2. Bạn Gấu năm nay lớp 6. Bạn Gấu không chỉ bơi tự cứu rất nhanh mà còn bơi kiểu cá heo rất tài. Để hôm nào E-Bơi có video quay dưới nước thì sẽ up lên cho mọi người "chiêm ngưỡng".
 
 

 
Sau khi đã biết Bơi tự cứu thì việc học bơi ếch là chuyện nhỏ. Cái đáng sợ nhất của người mới tập bơi là không thể nhô đầu lên thở, mà đã biết Bơi tự cứu rồi thì việc nhô lên thở là "chuyện nhỏ như con thỏ". 
 
Còn đây là bạn Phước ở Bắc Giang, chuyên gia nhí môn Lặn thụt dầu trong thùng phi 250 lít nước. Lặn thục dầu là một kỹ năng phòng chống đuối nước cơ bản. Nếu trẻ được học được kỹ năng này thì 90% là Hà Bá đã bó tay, dù có bất ngờ bị rơi xuống nước. Mà tập như thế này chả khó, chỉ 1-2 buổi là biết thôi.  
 
 
 
 
KẾT QUẢ VỪNG ƠI LẦN 3
 
Vừng vẫn ngủ, Vừng chưa nảy mầm!



AN TOÀN ĐUỐI NƯỚC & BƠI LỘI 
  • Cần phổ cập rộng khắp Gói 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
  • Cần nhận thức rằng biết bơi không đảm bảo an toàn đuối nước vì thế, thay vì học bơi nên  học 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
  • Học Phòng chống đuối nước là việc đơn giản, không tốn kém như học bơi, gia đình nào cũng có thể tự thực hiện, không phụ thuộc vào người khác, không trở thành gánh nặng cho xã hội; 
  • "Để trẻ em không còn đuối nước", các bộ ngành liên quan cần thay đổi cách làm. Nếu vẫn cứ lấy học bơi (ếch) là trọng tâm thì bức tranh đuối nước của Việt Nam sẽ vẫn u ám dài dài;
  • Phải học PCĐN vì TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH
  • NGUYÊN TẮC THOÁT ĐUỐI TỐI ƯU: CHỦ ĐỘNG TRÁNH XA CÁC  TÌNH THẾ NGUY HIỂM  
 
 

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Bài viết khác

Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình học bơi

Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình học bơi

  • 29/10/2013 08:34
  • 1454

Vừng ơi mở cửa... là những cố gắng của E-Bơi tác động tới Hệ thống quản lý Nhà nước với mong muốn thay đổi cách tiếp cận truyền thống, cho rằng cần dạy trẻ học bơi để phòng chống đuối nước. Trẻ được học bơi là tốt, song trong điều kiện hiện nay, việc đưa bơi lội vào trường khó khả thi. Thay vì học bơi ếch, bơi trườn sấp, trường học có thể dạy trẻ 10 Biết trong Phòng chống đuối nước, bao gồm cả Bơi tự cứu Dịch cân kinh mà E-Bơi đã bao năm đề nghị.