19/06/2012 06:55 3216
Bơi chó
Nói tới bơi chó, ai cũng cười, cho rằng đó là một kiểu bơi không chuẩn, rằng biết bơi chó chưa phải là biết bơi. Đối với số đông, đã bơi thì cứ phải là bơi ếch, bơi sải, ngon hơn nữa là bơi bướm. Thế nhưng chính bơi chó là cách bơi bản năng nhất, dễ học nhất, là bước chuyển tiếp từ bơi lội bản năng của trẻ sơ sinh tới bơi lội có kỹ năng, có kỹ thuật, được học với hiểu biết, nhận thức của người lớn.  






Không rõ tại sao người ta lại gọi kiểu bơi cào và đập nước bằng cả tứ chi như vậy là "bơi chó", bởi hầu hết động vật bốn chân, trên cạn khi xuống nước đều bơi như vậy. Có lẽ do không nhìn thấy chân trâu, chân bò... mà chỉ chân chó nhấp nhô lên mặt nước nên mới gọi là "bơi chó" chăng?  




E-Bơi thành thực khuyên mọi người rằng, muốn học bơi nhanh, trước hết hãy học bơi chó. Sau khi biết bơi chó rồi học bơi ếch, bơi sải... sẽ nhanh hơn rất nhiều.







E-Bơi khuyên rất chân thành đấy bạn ạ. Việc học bơi chó trước tiên (nếu bạn không còn là trẻ sơ sinh), rồi mới đến bơi ếch, bơi trườn sấp, bơi bướm, cũng giống như học vỡ lòng, lớp 1, lớp 2... rồi tuần tự lớp 11, 12, đại học... Nếu bỏ qua bơi chó, bạn rất khó học các kiểu bơi khác.

Nếu bạn chưa biết bơi, học bơi vất vả, sao bạn không thử học bơi chó?






NẾU BẠN (DỞ HƠI) CHƯA BIẾT BƠI NHƯNG...
  • Sợ nước còn hơn sợ uống thuốc;
  • Eo hẹp thời gian hơn cả quan;
  • Muốn ăn chơi lại sợ mưa rơi;
  • "Không có thày, đố mày học bơi";
  • Ngại là hổ làm chuyện của thỏ;
  • Muốn tự học mà không sách đọc;
  • Học mãi mà vẫn thấy rất hãi;
  • ...

    Sao bạn không:

    "ÚM BA LA CÁ ƠI GIÚP TA"???



 




Chia sẻ:

Bài viết khác

Lướt nước

Lướt nước

  • 28/09/2011 18:55
  • 1535

Nước có lực cản lớn, vì vậy, muốn bơi lội dễ dàng, tư thế cơ thể trong nước phải khác với tư thế cơ thể khi đi trên cạṇ. Khi đi trên cạn, toàn thân ta, từ đầu tới chân vuông góc với hướng chuyển động, toàn thân cùng tiến tới, còn khi bơi , toàn thân từ đầu tới chân lại phải song song với hướng chuyển động. Như vậy là phải "Lướt nước": Đầu, vai, lưng, đùi, cẳng chân... nối tiếp từ từ trôi.