Mục đích: Giúp các em biết rằng nước truyền nhiệt rất tốt nên nhớ không được đi bơi, đi chơi khi trời mưa rét, nước lạnh phòng gặp nguy hiểm.
Thiết bị hỗ trợ:
- Cốc to, cốc nhỏ;
- Nhiệt kế;
- Nước đá viên, xay.
Cách chơi:
1 – Có một cốc nước nhỏ đựng nước nóng và một cốc nước to đựng nước lạnh. Đo nhiệt độ nước trong hai cốc rồi nhúng cốc nhỏ, nước nóng và cốc nước lạnh khoảng 5 phút. Đo sự thay đổi nhiệt độ nước ở hai cốc và so sánh với nhiệt độ đo lúc đầu. Sẽ thấy, nước trong cốc nhỏ nguội đi còn nước trong cốc lớn ấm lên;
2 – Cho hai lượng nước đá với trọng lượng và kích cỡ như (đá viên), một để ngoài không khí, một để trong nước ở cùng nhiệt độ phòng. Sẽ thấy nước đá để trong nước tan nhanh hơn nước đá để trong không khí ở cùng nhiệt độ.
Hai trò chơi cho thấy nước truyền nhiệt tốt hơn không khí, vì vậy các em không nên đi bơi, đi tắm khi trời mưa rét, nước lạnh để tránh cảm lạnh, chuột rút. Các em cũng có thể thử để tay chân trần nhúng vào nước lúc mùa hè, mùa đông để cảm nhận sự truyền nhiệt của nước.
Kết thúc trò chơi, giáo viên sẽ trao đổi với các em về nguy cơ bị cảm lạnh, chuột rút, bị đau dạ dày khi đi bơi lúc trời mưa rét, lúc đang ra mồ hôi, lúc ăn no...
© E-Bơi, Giấy chứng nhận bản quyền tác giả Số 4928/2013/QTG
AN TOÀN ĐUỐI NƯỚC & BƠI LỘI
- Cần phổ cập rộng khắp Gói 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
- Cần nhận thức rằng biết bơi không đảm bảo an toàn đuối nước vì thế, thay vì học bơi nên học 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
- Học Phòng chống đuối nước là việc đơn giản, không tốn kém như học bơi, gia đình nào cũng có thể tự thực hiện, không phụ thuộc vào người khác, không trở thành gánh nặng cho xã hội;
- "Để trẻ em không còn đuối nước", các bộ ngành liên quan cần thay đổi cách làm. Nếu vẫn cứ lấy học bơi (ếch) là trọng tâm thì bức tranh đuối nước của Việt Nam sẽ vẫn u ám dài dài;
- Phải học PCĐN vì TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH
- NGUYÊN TẮC THOÁT ĐUỐI TỐI ƯU: CHỦ ĐỘNG TRÁNH XA CÁC TÌNH THẾ NGUY HIỂM
|