Bơi như bạn Sóc thế này đã tàm tạm có cơ thoát đuối khi bị ngã xuống nước chưa ạ?
Bạn biết Bơi tức là bạn có khả năng thở và di chuyển trên măt nước mà không cần tới sự hỗ trợ nào; Lặn là di chuyển chìm người trong nước, còn Lội là đi chuyển mà chân chạm nước.
Ở Việt Nam, văn bản của bộ ngành liên quan tới bơi lội quy định rằng, biết bơi là bơi được 25m; nổi người trong nước được 2 phút và có kiến thức phòng chống đuối nước.
Nếu quy định thế thì có lẽ trên 90% dân số của Việt Nam không biết bơi vì khảo sát của E-Bơi từ 2006 tới nay cho thấy, số người bơi được 25m và nổi người trong nước được 2 phút chỉ khoảng 20% dân số, và những người này hầu như không có kiến thức gì về phòng chống đuối nước.
Theo E-Bơi, biết bơi chỉ là biết bơi thôi. Biết bơi là chuyện nhỏ, còn biết phòng chống đuối nước mới là chuyện lớn. Biết bơi mà không biết phòng chống đuối nước thì vẫn bị đuối nước / chết đuối nếu chủ quan.
Chưa được học bơi ở bể thì chủ động học thở trong chậu nước, học lặn trong thùng phi
và học cách phòng chống đuối nước
MỤC ĐÍCH CỦA MC GUIDES
Hè 2018, Tỉnh Đoàn TNCS HCM tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Trung tâm E-Bơi phổ biến rộng khắp Gói 10 Biết trong Phòng chống đuối nước & Bơi tự cứu tại tp. Bắc Giang và các huyện, xã trực thuộc. Hoạt động này đã góp phần giúp các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh nhận thức được rằng việc phòng chống đuối nước và học bơi là không tốn kém và nằm trong tầm tay của mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Hoạt động này cũng cho thấy, để có thể phổ biến kiến thức phòng chống đuối nước và bơi lội thống nhất trên diện rộng, cần có MỘT KỊCH BẢN KHUNG để giúp cho:
- các MC (đoàn viên / giáo viên) của Bắc Giang;
- các MC (đoàn viên / giáo viên) của các tỉnh thành khác;
- các MC của các hội, tổ chức đoàn thể, và
- các bố mẹ, các cá nhân thiện nguyện
- ...
có thể tự tổ chức, triển khai, duy trì hoạt động này dễ dàng và linh hoạt. Chính vì thế, E-Bơi cho ra mắt chuyên mục MC Guides. Rất mong được mọi người ủng hộ. Xin trân trọng cảm ơn!
P/S: Những kiến thức phòng chống đuối nước ở đây cũng rất bổ ích cho những người đã biết bơi
Một biết đuối nước - Tại sao?
Hai biết đuối nước Nơi nào xảy ra
Ba bốn biết nước, biết ta
Năm là biết cách thở ra, thở vào
Sáu biết Lặn - Nổi lên cao
BẢY BIẾT CHUYỂN ĐỘNG THẾ NÀO CHO "XINH"
Chuyển động cho "xinh" là chuyển động thế nào?
Là chuyển động:
- Đúng quỹ tích (đúng đường, đúng hình dáng) để bơi đúng, bơi đẹp, lực cản nhỏ;
- Đúng lực (mạnh, nhẹ bao nhiêu) để lướt nước hiệu quả, không tốn sức;
- Đúng thời (lúc nào chân, lúc nào tay) để phối hợp chân tay nhịp nhàng, cái này hỗ trợ cái kia;
- Đúng điểm đến của lực (xem đấm bốc, chặt gạch với parkour đường phố để hiểu) để sử dụng lực hiệu quả;
- Đúng nhịp sinh học (lúc nào nhanh, lúc nào chậm) để bơi được lâu mà không mất sức.
Những người biết bơi các kiểu nhưng xấu nên bơi hết vào đây để học cách sửa lỗi nhé. Chuyển động "xấu" thì bơi vừa mất sức vừa không nhanh. Quần áo đẹp mấy cũng không kéo lại được. Thật đấy!
NỘI DUNG TRỌNG TÂM MC GUIDE 7 - Biết Chuyển động nữa là Biết bơi 100%
MC giúp người học tìm hiểu:
- Đặc điểm của hoạt động bơi lội?
- Chuyển động trên cạn có gì khác hay giống với chuyển động dưới nước?
- 5 Đúng trong chuyển động bơi lội
- Những lỗi chuyển động hay gặp khi học bơi
- Cách bơi hiệu quả để thoát đuối
Biết mình - Bạn đã học
Biết nước - Cũng xong rồi
Thở - Lặn / Nổi qua hết
Thêm Chuyển động ta bơi
Chuyển động khá quan trọng
Nó - Miếng ghép cuối cùng
Thở - Lặn / Nổi – Chuyển động
Bơi lội - Bức tranh chung
MỘT SỐ HỎI ĐÁP (sắp xếp ngẫu nhiên)
CÂU HỎI CỦA MC
|
Ý KIẾN HỌC VIÊN |
MC BÌNH LUẬN & GIẢI ĐÁP |
- Bơi lội dưới nước và đi lại trên mặt đất giống và khác nhau điểm nào?
|
|
- Cùng là hoạt động lặp đi lặp lại của chân tay
- Cùng là hoạt động có nhịp
- Đi lại dựa vào lực đẩy của đất
- Bơi lội dựa vào lực đẩy và lực đẩy nổi của nước
|
- Đất và nước cùng là điểm tựa cho chuyển động nhưng có gì khác nhau?
|
|
- Đất là điểm tựa tĩnh còn nước là điểm tựa động. Khi đạp quạt vào nước thì nước không đứng yên như đất mà dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Vì vậy Phản lực xuất hiện muộn và yếu hơn Lực
|
- Em biết gì về Lực và Phản lực? Hãy lấy ví dụ
|
|
- Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một Lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều tạo thành cặp Lực - Phản lực.
- Đấm tay, húc đầu, đá chân vào tường thấy đau
- Chim bay, vỗ cánh vào không khí
- Người đi đạp chân vào đất
|
- 5 đúng trong chuyển động bơi lội là gì và tác dụng của nó?
|
|
- Đúng Hình (đúng quỹ tích, đúng hình dáng) thì bơi mới đẹp, lực cản của nước nhỏ;
- Đúng Lực (mạnh, nhẹ đúng cường độ) để lướt nước hiệu quả;
- Đúng Thời (lúc nào chân, lúc nào tay) để phối hợp nhịp nhàng không cản trở nhau;
- Đúng Đích (điểm đến của lực: Có nhiều cách tác động vào nước: Đập mạnh vào nước chỉ đau chân, đau tay chứ không bơi được; Chọc tay chọc chân vào nước cũng ít tạo lực; Tay chân chuyển động lờ vờ trong nước cũng không bơi được; Chỉ gồng tay, gồng chân quạt, đạp nước là hiệu quả nhất vì lúc đó tay, chân và thân người kết thành khối như mái chèo cùng con thuyền;
- Đúng Nhịp sinh học bơi chậm, đúng sức thì được xa.
|
- Muốn bơi sang trái thì quạt nước sang...?
- Muốn bơi sang phải thì quạt nước sang...?
- Muốn lặn xuống dưới thì quạt đẩy nước thế nào?
- Muốn nổi lên cao thì quạt đẩy nước thế nào?
- Muốn bơi ra trước thì quạt nước ra...?
- Muốn bơi ra sau thì quạt nước ra...?
|
|
- Phải
- Trái
- Đẩy nước lên trên
- Quạt, đẩy nước xuống dưới (Bơi tự cứu)
- Sau
- Trước
|
- Khi dùng tay, có những cách nào tác động vào nước?
- Cách nào tốt nhất?
|
|
- Bàn tay xoa, vuốt lờ vờ
- Đập, tát nơi bàn tay
- Khua khoắng cả cánh tay lờ vờ, yếu
- Gồng cả cánh tay quạt, kéo, nhấn, ấn - Cách tốt nhất
|
- Tại sao có người vùng vẫy quạt đạp mà vẫn không di chuyển được?
|
|
- Phối hợp chân tay không tốt nên các lực sinh ra triệt tiêu nhau
- Chuyển động quạt đạp loạn xạ không có luân phiên Cương - Nhu trong một chu kỳ bơi.
|
- Làm thế nào để thân người lướt ngang mặt nước giảm độ cản của nước?
|
|
- Đầu chúi thấp hơn thì chân sẽ nổi
- Hai chân đập có lực (bơi sải, ngửa)
- Phối hợp chân tay tốt trong bơi ếch, bướm
- Tay kéo mạnh (bơi sải), chân đạp mạnh (bơi ếch)
|
- Tại sao một số người bơi ếch với mông nhấp nhổm?
- Tại sao quạt tay bơi sải nhiểu mà không bơi được bao xa?
|
|
- Lỗi: Co khớp hông, thu hai đầu gồi vào bụng để đạp ra, Sửa: Co khớp gối, 2 bàn chân gập lên phía mông rồi đạp xuống
- Lỗi: Tay quạt kéo nước không có lực, thân người xiên với mặt nước gây lực cản lớn. Sửa: Gồng tay, vòng tay (huy động cả cơ lưng, vai ) quạt và đẩy nước
|
- Làm thế nào để khắc phục lỗi, để bơi tốt hơn?
|
|
- Tìm hiểu, luyện tập kỹ 5 Đúng đã nói ở trên
- Quan sát, học theo những người bơi tốt hơn mình
|
- Kiểu bơi nào dễ học và dễ thoát đuối nhất?
|
|
- Bơi tự cứu Dịch cân kinh (MC Guide 8)
|
YÊU CẦU VỀ TRUYỀN THÔNG CỘNG ĐỒNG
Nhằm giúp Gói 10 Biết lan tỏa nhanh, mỗi nội dung học cần được truyền thông rộng rãi. Với phần học này, MC có thể đề nghị các học viên dùng Smartphone, Mobiphone chụp hình một hoạt động nào đó của buổi học rồi up cùng thông điệp sau lên trang mạng xã hội của mình.
Bơi đẹp với 5 Đúng: Hình - Lực - Thời - Đích - Nhịp
|
Đối với các em học sinh cấp 1 và 2, MC có thể đề nghị các em về kể lại cho ông bà, bố mẹ hay anh chị nghe về những gì mình đã được học trong phần này.
HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUỒN NGỦ
Trong quá trình hỏi đáp, MC có thể cùng các em / học viên ôn lại bài thơ:
Một biết đuối nước - Tại sao
Hai biết đuối nước khi nào xảy ra
Ba, bốn biết nước, biết ta...
hoặc có thể đọc các bài thơ khác, chơi một số trò chơi, hay hát một vài bài hát liên quan
TÀI LIỆU HỖ TRỢ & THAM KHẢO CHO MC GUIDE 7
AN TOÀN ĐUỐI NƯỚC & BƠI LỘI
- Cần phổ cập rộng khắp Gói 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
- Cần nhận thức rằng biết bơi không đảm bảo an toàn đuối nước vì thế, thay vì học bơi nên học 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
- Học Phòng chống đuối nước là việc đơn giản, không tốn kém như học bơi, gia đình nào cũng có thể tự thực hiện, không phụ thuộc vào người khác, không trở thành gánh nặng cho xã hội;
- "Để trẻ em không còn đuối nước", các bộ ngành liên quan cần thay đổi cách làm. Nếu vẫn cứ lấy học bơi (ếch) là trọng tâm thì bức tranh đuối nước của Việt Nam sẽ vẫn u ám dài dài;
- Phải học PCĐN vì TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH
- NGUYÊN TẮC THOÁT ĐUỐI TỐI ƯU: CHỦ ĐỘNG TRÁNH XA CÁC TÌNH THẾ NGUY HIỂM
|
© E-Bơi