Mục đích: Giúp các em tìm hiểu lực đẩy nổi của nước tác động vào các đồ vật xốp, đặc, nặng, nhẹ khác nhau.
Thiết bị hỗ trợ
- Hộp sắt tây, chậu nhựa;
- Các đồ vật khác nhau để thả vào chậu nước.
Cách chơi:
Lấy chậu nhựa rộng miệng. Đặt vào đáy chậu các vật khác nhau như mẩu gỗ, thỏi sắt, hộp nhựa, hộp kim loại, hạt lạc, đỗ, gạo, bi sắt, bi nhựa, cúc sắt, cúc, nhựa, vật thủy tinh... Tiếp đó từ từ đổ nước vào đáy chậu cho nước dâng lên gần miệng và quan sát xem các vật đó nổi chìm ra sao. Hãy tìm các vật thả vào chậu nước sao cho có vật chìm xuống đáy, có vật không chìm không nổi, có vật nổi bềnh lên mặt nước. Vật nào chìm xuống đáy được coi là “Đặc”; vật nổi trên mặt được coi là “Xốp”, còn vật ở lưng chừng trong lòng nước được coi “Lơ lửng”.
Cũng có thể nhúng một chiếc lọ hở miệng xuống nước theo 2 cách: Lúc đầu là nhúng đáy lọ xuống cho tới khi nước trào qua miệng lọ vào trong; Sau đó, lại nhúng lọ bằng cách úp miệng lọ xuống. Kết quả là nước không vào được trong lọ. Tại sao?
Kết thúc trò chơi, giáo viên có thể đặt câu hỏi mở để các em suy nghĩ: Nếu người không biết bơi rơi xuống nước thì sẽ chìm hay nổi?
© E-Bơi, Giấy chứng nhận bản quyền tác giả Số 4928/2013/QTG
SÁCH THAM KHẢO
AN TOÀN ĐUỐI NƯỚC & BƠI LỘI
- Cần phổ cập rộng khắp Gói 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
- Cần nhận thức rằng biết bơi không đảm bảo an toàn đuối nước vì thế, thay vì học bơi nên học 10 Biết trong Phòng chống đuối nước;
- Học Phòng chống đuối nước là việc đơn giản, không tốn kém như học bơi, gia đình nào cũng có thể tự thực hiện, không phụ thuộc vào người khác, không trở thành gánh nặng cho xã hội;
- "Để trẻ em không còn đuối nước", các bộ ngành liên quan cần thay đổi cách làm. Nếu vẫn cứ lấy học bơi (ếch) là trọng tâm thì bức tranh đuối nước của Việt Nam sẽ vẫn u ám dài dài;
- Phải học PCĐN vì TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH
- NGUYÊN TẮC THOÁT ĐUỐI TỐI ƯU: CHỦ ĐỘNG TRÁNH XA CÁC TÌNH THẾ NGUY HIỂM
|