Người không biết bơi luôn lo rằng, nếu chẳng may bị rơi xuống nước, thể nào cũng bị chìm. Vì thế, trong những tình huống như vậy, họ luôn hoảng loạn, cố vùng vẫy, để ngoi lên mặt nước. Thật đáng tiếc, càng vùng vẫy nhiều, thì nguy cơ sặc nước và chết đuối càng cao. Giá như người ta biết rằng, khi bị rơi xuống nước, do lực đẩy Archimedes, nước đẩy người lên chứ không dìm người xuống đáy sâu.
Trong bài này, ta hãy vận dụng định luật Archimedes để học thả nổi với chiêu "Thai nhi nghịch ngợm". Thả nổi dưới nước thật ra không hề khó, đó chỉ là "chuyện nhỏ như con thỏ". Thật thế, bạn chỉ cần làm thế này:
1 - Hãy thở vào bằng miệng sâu hơn bình thường, nhưng không gắng sức;
2 - Sau đó nín thở, từ từ nhún chân xuống, vẫn giữ lưng thẳng và để đầu chìm vào nước;
3 - Tiếp tục nín thở và từ từ co hai chân lên phía trước, trong khi hai tay co lại, áp sát vào ngực và toàn thân thả lỏng. Lúc này dưới tác động của lực đẩy Archimedes bạn sẽ nổi bồng bềnh trong nước giống "Thai nhi nghịch ngợm", đang nằm trong bụng mẹ (xem hình vẽ);
Bạn cứ nổi bồng bềnh trong nước như thế chứ không chìm. Dù phần đầu có nhao ra phía trước, phần chân ra phía sau, và bạn dường nằm úp mặt trong nước thì cũng chẳng có gì kinh khủng xảy ra. Nước chẳng thể lọt vào mũi, vào miệng và bạn không sặc, không chìm như bạn vẫn lo;
4 - Khi không thể nín thở được nữa, hãy từ từ đứng thẳng lên cho đầu nhô khỏi mặt nước và bắt đầu thở nhanh ra bằng mũi rồi thở vào bằng miệng.
Hãy đứng một lúc, hít thở bình thường để thư giãn, rồi lại tiếp tục tập cho đến khi quen với cảm giác nổi bồng bềnh trong nước và tin chắc rằng dù không cần quạt tay đạp chân, người bạn vẫn nổi chứ không chìm xuống. Khi bạn tin nước sẽ nâng bạn lên chứ không dìm bạn xuống, việc thả nổi rất đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Khi thả nổi quen dần, hãy thử dùng tay khoát nước và điều chỉnh cơ thể xoay ngang xoay dọc, thậm chí tiến lên, lùi xuống tuỳ thích như thai nhi hoạt động trong bụng mẹ (vì thế gọi là "Thai nhi nghịch ngợm"). Chỉ thế thôi, bạn đã nổi đuợc, thậm chí đã dịch chuyển (bơi) trong nước.
Cảm giác của bạn khi "nghịch ngợm" thế nào? Thế giới vẫn bình yên như cũ và bạn đã nổi được, bơi được. Bạn hoàn toàn bình tĩnh, không hoảng loạn, thậm chí bạn có thể mở mắt nhìn mọi người bơi lội xung quanh. Việc chìm đầu vào nước chẳng có gì đáng sợ.
Lưu ý: Bạn có thể không phải nín thở mà cứ thở ra từ từ bằng mũi, khi đầu chìm trong nước. Bạn cứ thở ra nhè nhẹ trong khi "nghịch ngợm". Khi hết hơi, bạn hãy đứng lên để thở mạnh ra bằng mũi và hít vào bằng miệng.
"Thai Nhi Nghịch Ngợm" là một trong các tuyệt chiêu của E-Bơi. Đừng học bơi khi chưa biết cách hít vào thở ra và biết cách thả nổi dưới nước.
VÀI NÉT VỀ E-BƠI & E-BƠI TEAM
Dự án E-Bơi và E-Bơi Team được
Pi C&E khởi động ngày 19/01/2009 nhằm giảm thiểu tai nạn sông nước cho trẻ em
Những thành viên đầu tiên của E-Bơi (01/2009)
Mục tiêu của E-bơi: "Để trẻ em không còn bị đuối nước"
Nét đặc biệt của E-Bơi:
E-Bơi giúp mọi người học bơi bằng tư duy, học bơi bằng "trí khôn";E-Bơi giúp mọi người tự học bơi ở nhà, ngay trên cạn để xuống nước có thể bơi ngay được;E-Bơi giúp mọi người học cách ứng xử khôn ngoan với tai nạn sông nước;E-Bơi khơi dậy khả năng bơi lội tiềm ẩn trong mỗi con người.
Triết lý bơi lội của E-Bơi:
René Descartes nói:
"I think, therefore I am" - "Tôi tư duy, vì vậy tôi hiện hữu"
Học René Descartes, E-Bơi nói:
hay
"Tôi suy nghĩ về bơi là tôi biết bơi"
"I think of swimming, therefore I can swim" hay "Think of swimming, be swimming!" "Hãy nghĩ về bơi để biết bơi!"
Logo E-Bơi - Tác giả Vũ Minh Chinh, E-Bơi
Slogan của E-Bơi:
"Hãy nghĩ về bơi để biết bơi!"
©E-Bơi